Tâm lý của người mẹ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi?

Ngay từ giai đoạn đầu mang thai, tâm lý của mẹ bầu đã có những thay đổi về mọi mặt cảm xúc. Mẹ bầu dễ vui, buồn, nóng giận, nhạy cảm về các câu chuyện mang thai, chuyện sinh sản. Hãy cùng Gentech Việt Nam tìm hiểu thêm về điều này.

Những thay đổi tâm lý phổ biến của mẹ bầu

Cảm xúc của mẹ trong 3 tháng đầu

Mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn mang thai, cơ thể thay đổi khiến thân nhiệt tăng. Mẹ cảm thấy tính tình thất thường và thèm ăn nhiều món ăn hơn. Bên cạnh đó mẹ có thể dễ nóng giận và buồn vô cớ.

Nếu mẹ bầu ốm nghén, gặp khó khăn trong việc ăn uống thì việc mẹ trở nên nóng nảy ngày càng nhiều. Nếu có câu chuyện làm mẹ buồn, chắc chắn mẹ trở nên thất vọng và suy nghĩ nhiều hơn giai đoạn chưa mang thai. Mặc dù mẹ nhận được những lời chia sẻ, chúc mừng nhưng cảm xúc này sẽ đan xen sự lo sợ, bỡ ngỡ nếu mẹ mang thai lần đầu.

Cảm xúc người mẹ khi mang thai 3 tháng giữa

Bước vào 3 tháng giữa, mẹ đã quen dần và cảm nhận rõ rệt sự tồn tại của em bé trong bụng. Đến tuần 20, mẹ bắt đầu cảm nhận thai máy và tâm trạng trở nên phấn chấn, vui vẻ và mong chờ hơn.

Thời điểm này mẹ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến chăm sóc thai kỳ. Mẹ cần chuẩn bị kiến thức sinh sản và mong em bé được sinh ra khỏe mạnh, lớn lên từng ngày.

Tâm lý của mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối

Đây là giai đoạn cuối thai kỳ mà mẹ vừa có cảm xúc vui mừng vừa có cảm giác lo lắng khi chuẩn bị đón bé chào đời. Mẹ vui vì chuẩn bị được gặp con yêu, mẹ lo lắng về quá trình dự sinh sắp tới.

Điều mẹ cần lúc này là sự quan tâm, sẻ chia và động viên từ những người xung quanh. Giúp mẹ cảm thấy thư giãn và tự tin hơn.

Tâm lý của mẹ bầu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Một số ảnh hưởng của mẹ đến tính cách, tâm lý và sự phát triển của trẻ:

Tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng đến tính cách của bé

Có nhiều nghiên cứu cho rằng, tâm lý của mẹ vui vẻ, thư giãn thì em bé cũng có tính cách hiền hậu, bé sinh ra luôn vui vẻ và sẵn sàng đón nhận mọi thay đổi.

Khả năng học tập và trí thông minh của bé

Nếu mẹ bầu thường xuyên trò chuyện và thai giáo cho bé từ khi trong bụng mẹ, khiến trí não của bé nhận thức tốt, khi sinh ra bé có khả năng học tập tốt, không bị rụt rè trước những tác động bên ngoài.

Bé có nguy cơ tự kỷ nếu mẹ thường xuyên thất vọng và trầm cảm

Nếu khi mang thai mẹ bầu gặp nhiều căng thẳng, buồn chán và thất vọng rất dễ khiến em bé bị tự kỷ khi sinh ra. Bé trở nên trầm tư, có nguy cơ bị rối loạn hành vi cao cấp nhiều lần so với những đứa trẻ khác. 

Mẹ bầu cần làm gì để em bé phát triển tốt nhất?

Khi mang thai, mẹ hãy luôn vui vẻ để em bé cảm nhận niềm vui và sự yêu thương. Tâm lý vui tươi của mẹ có khả năng kích thích đại não hưng phấn, mạch đập ở trạng thái cân bằng, giúp mẹ và bé đều được thư giãn, mạch máu lưu thông tốt.

Mẹ đừng quên chăm sóc bản thân để tâm lý luôn được thoải mái và giải tỏa căng thẳng.

Mẹ đừng quên chăm sóc bản thân, làm những điều bản thân mong muốn để tâm lý luôn được thoải mái và giải tỏa căng thẳng. Nếu được, mẹ hãy xem việc chăm sóc chu đáo cho bản thân cũng như việc mẹ đang chăm sóc cho em bé – tình yêu của mẹ.

Khi cảm thấy căng thẳng, mẹ đừng ngại trò chuyện và đi dạo cùng bố hoặc những người bạn để mẹ yên tâm và có động lực hơn. Hành trình mang thai chứa đựng nhiều vất vả nhưng là hành trình đầy yêu thương, thiêng liêng nhất của mẹ. Mẹ hãy kiên trì, vui vẻ, luôn lạc quan để em bé sinh ra được khỏe mạnh và thông minh nhé.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Zalo Messenger
    Gọi ngay
    Bản đồ
    Chat ngay
    Fanpage