Thalassemia ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ?

Bệnh tan máu bẩm sinh – Thalassemia là gì?

Thalassemia hay còn gọi là tan máu bẩm sinh, đây là một nhóm các bệnh di truyền làm giảm lượng hemoglobin bình thường trong hồng cầu. Hemoglobin là một protein được vận chuyển bởi các tế bào hồng cầu, giúp đưa oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể và việc giảm hemoglobin trong máu có thể dẫn đến thiếu máu.

Suy giảm chức năng vùng dưới đồi là biến chứng nội tiết hay gặp nhất đối với bệnh nhân thalassemia phải truyền máu có biểu hiện bệnh ứ sắt có khuynh hướng dậy thì muộn, rối loạn chức năng tình dục, vô sinh và chậm phát triển thể chất, sự tích lũy sắt ở thùy trước tuyến yên dẫn tới giảm chế tiết hormon tăng trưởng và hormon vùng dưới đồi, sự tích lũy sắt ở buồng trứng và tinh hoàn làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. 

Tuy nhiên người mắc thalassemia vẫn có thể có thai tự nhiên, một vài trường hợp có thể cần hỗ trợ sinh sản để có thai. Thông thường, phụ nữ mắc bệnh beta thalassemia sẽ cần sử dụng thuốc giúp họ rụng trứng để mang thai. Nhiều vấn đề sức khỏe do bệnh beta thalassemia gây ra có liên quan đến quá nhiều chất sắt trong cơ thể bạn. Sắt có thể tích tụ do chính căn bệnh này và người phụ nữ có thể cần phải truyền máu thường xuyên để điều trị bệnh. Sự tích tụ sắt gây ra vấn đề trong các cơ quan của cơ thể. Nếu bạn là phụ nữ, nó có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể như tuyến yên và vùng dưới đồi chịu trách nhiệm về nội tiết tố và ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng hoặc có kinh.

Thalassemia ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào? 

Các bác sĩ coi việc mang thai mắc bệnh beta thalassemia là “nguy cơ cao” vì căn bệnh này làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Một số vấn đề có thể gặp phải trong quá trình mang thai như:

  1. Vấn đề tim mạch: Khi  mang thai, cơ thể bạn tạo ra nhiều máu hơn để đáp ứng nhu cầu của em bé. Lượng máu dư thừa này khiến tim phải làm việc nhiều hơn, vì vậy bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận sức khỏe tim mạch của bạn trước và trong khi mang thai. Phụ nữ mang thai mắc bệnh thalassemia có thể bị thiếu máu, điều này có thể làm tăng cơ hội sinh non. Bạn cũng có thể cần truyền máu thường xuyên hơn trong thời kỳ mang thai vì sức khỏe của bạn và em bé.
  1. Bệnh tiểu đường: Sự căng thẳng khi mang thai có thể làm cho bệnh tiểu đường trở nên tồi tệ hơn, điều mà nhiều người mắc bệnh thalassemia mắc phải. Nếu đã mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ tập trung vào việc kiểm soát tốt bệnh này trong thai kỳ. Nếu không bị tiểu đường, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị tiểu đường thai kỳ hay không.
  1. Vấn đề về gan: Thalassemia có thể gây tổn thương gan và các cơ quan khác nhất là trong giai đoạn mang thai. Bác sĩ sẽ kiểm tra  hoạt động của gan tốt như thế nào trước khi mang thai và sẽ theo dõi nó trong suốt thai kỳ của bạn.
  1. Nhiễm trùng: Cả thai kỳ và bệnh thalassemia đều có thể khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Trước khi mang thai, bác sĩ sẽ đảm bảo rằng bạn được cập nhật về vắc-xin.
  1. Tăng nguy cơ đẻ non và thai chậm phát triển: Các nguy cơ của thai nghén như sảy thai, thai lưu, thai dị tật, tiền sản giật tương tự những trường hợp có thai không bệnh lý thalassemia tuy nhiên nguy cơ đẻ non và thai chậm phát triển trong tử cung tăng gấp hai lần ở những người thalassemia.
  1. Gây phù thai: Những trường hợp do bố và mẹ bị bệnh α-thalassemia gây nên phù thai liên tiếp làm ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và tâm lý của người mẹ khi có thai và khi sinh con.

Thalassemia thể nặng làm cho các biến chứng thai kỳ dễ xảy ra hơn. Các cơ quan của thai phụ vốn đã phải làm việc cật lực để đối phó với những ảnh hưởng của bệnh thalassemia, nên trong suốt thai kỳ càng cần phải chú ý theo dõi, thăm khám định kỳ và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Zalo Messenger
    Gọi ngay
    Bản đồ
    Chat ngay
    Fanpage