Chọc ối là thủ thuật thu mẫu nước ối của người mẹ mang thai để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán trước sinh, xét nghiệm giúp phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi liên quan đến các hội chứng di truyền. Nhưng chọc ối được thực hiện như thế nào và những lưu ý mẹ bầu cần biết trước khi chọc ối.
Khi nào thai phụ cần chọc ối?
Chọc ối được khuyến cáo cho phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao sinh con mắc hội chứng di truyền như: mang thai từ 35 tuổi trở lên, đã từng sinh con hoặc mang thai dị tật, có kết quả sàng lọc Double test/triple test nguy cơ cao, siêu âm nghi ngờ dị tật bẩm sinh…
Sau khi sàng lọc, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ chọc ối để một lần nữa kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của thai nhi để có được thông tin chính xác.
Chọc ối được thực hiện như thế nào?
Trước khi tiến hành chọc ối, thai phụ được bác sĩ tư vấn về thủ thuật, cách thức thực hiện và những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra. Thai phụ cần được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe đúng cách, tâm lý ổn định, có một tinh thần sẵn sàng nhất để chọc ối.
- Thai phụ chọc ối với tư thế nằm được chỉ định bởi bác sĩ thực hiện.
- Thông qua máy siêu âm, bác sĩ lựa chọn được vị trí chọc ối an toàn nhất cho mẹ và bé. Sau đó, bác sĩ dùng
- Bác sĩ dùng kim tiêm chuyên dụng để chọc ối (kim dài, mảnh) chọc xuyên qua thành bụng dưới sự hỗ trợ của máy siêu âm, rút khoảng 15 – 20ml dịch ối.
- Sau khi thu mẫu nước ối, bác sĩ kiểm tra lại tình trạng của thai nhi trong bụng mẹ có ổn định hay không, thai phụ được hướng dẫn theo dõi tại chỗ khoảng 1h sau khi chọc ối.
Mẫu ối sau đó sẽ được kiểm tra bằng các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết. Mẹ bầu sau khi chọc ối nên nghỉ ngơi 1 vài ngày để ổn định sức khỏe.
Chọc ối có an toàn không?
Sau khi lấy đi một lượng ối, cơ thể người mẹ sẽ ngay lập tức tái tạo lại lượng nước ối được lấy ra, em bé sẽ không bị thiếu ối sau khi thu mẫu. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng của mỗi người sẽ có một số cảm giác như thấy đau nhói trong khi chọc ối và khó chịu ở vùng bụng sau đó vài giờ.
Để giữ an toàn tối đa cho mẹ bầu và thai nhi, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống và hướng dẫn thai phụ cách chăm sóc sức khỏe sau khi chọc ối. Tình trạng này sẽ giảm dần vào ngày hôm sau.
Sau khi về nhà, nếu thấy bất kỳ hiện tượng bất thường nào thai phụ cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.
Bên cạnh đó, chọc ối vẫn tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, bao gồm thai lưu, sảy thai, vỡ ối, nhiễm trùng ối. Theo các nghiên cứu gần đây, nguy cơ sảy thai sau khi chọc ối ở khoảng ~1%.
Có phương pháp nào thay thế chọc ối không?
Sinh thiết gai nhau
Sinh thiết gai nhau cũng là một thủ thuật xâm lấn thu mẫu nhau thai thực hiện chẩn đoán trước sinh, với xét nghiệm này, thay vì lấy mẫu nước ối ở khoảng 15 – 20 tuần thai, thai phụ sẽ được bác sĩ tư vấn thực hiện sinh thiết gai nhau trong khoảng giữa tuần 12 – 14 của thai kỳ.
Xét nghiệm di truyền trước sinh NIPT
Trường hợp thai phụ có kết quả xét nghiệm Double test/Triple test nguy cơ cao, hoặc có kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy ~3.0 có thể lựa chọn phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT.
NIPT thực hiện phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ (chỉ từ 7 – 10ml máu tĩnh mạch) để sàng lọc những hội chứng di truyền mà thai nhi có thể mắc phải liên quan đến đột biến NST. Với độ chính xác lên đến 99,9%, thai phụ không cần phải chọc ối nếu có kết quả xét nghiệm âm tính.
NIFTY – Phát hiện hơn 100 hội chứng di truyền
Để giảm thiểu nguy cơ phải chọc ối “oan”, các mẹ bầu hiện đại đã lựa chọn NIPT như một xét nghiệm sàng lọc thường quy, hiển nhiên thực hiện xét nghiệm ngay từ tuần thai thứ 9.
Hiện tại, NIFTY là phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn tối ưu nhất trên Thế Giới, xét nghiệm giúp phát hiện hơn 100 hội chứng di truyền do đột biến nhiễm sắc thể. Để đảm bảo độ chính xác của xét nghiệm, các mẹ bầu chọn NIFTY sẽ được ký bảo hiểm trị giá 1,2 TỶ ĐỒNG trước khi tiến hành thu mẫu.
GENTECH là đại diện độc quyền tại Việt Nam cung cấp xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIFTY. Việc chuyển giao công nghệ thành công không chỉ giúp các mẹ bầu tại Việt Nam được xét nghiệm nhanh chóng, thuận tiện mà còn được bảo hiểm như tại phòng lab Quốc Tế.
NIFTY không phân biệt các trường hợp thai đơn hay thai đôi, mang thai hộ, mang thai nhờ IVF… Kết quả của NIFTY là cơ sở để bác sĩ tư vấn cách chăm sóc thai nhi phù hợp trong những giai đoạn thai kỳ tiếp theo.
Trước khi tiến hành thủ thuật chọc ối, thai phụ nên hiểu rõ về các rủi ro có khả năng gặp phải. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể đưa ra quyết định phù hợp hơn. Từ đó, bố mẹ có thể cùng với bác sĩ lên kế hoạch chăm sóc và điều trị thích hợp sau khi bé chào đời.